FLC Holiday là thành viên của Tập đoàn sở hữu nhiều bất động sản nghỉ dưỡng FLC phát hành các loại thẻ sở hữu kỳ nghỉ với kì hạn và khả năng sử dụng khác nhau.
More...
Bên cạnh các bên khác như Crystal Holiday, công ty Vịnh Thiên Đường, Apec Group… thì tập đoàn FLC cũng đã gia nhập lĩnh vực Sở hữu kỳ nghỉ từ cuối năm 2017. Có thể nói đây là một sản phẩm phụ sinh ra dựa trên hệ thống khách sạn/resort sẵn có của tập đoàn này, nhằm đưa ra 1 lựa chọn khác cho các nhóm khách nghỉ dưỡng.
Thẻ Sở hữu kỳ nghỉ FLC Holiday có gì khác?
Thông thường thẻ thành viên của các hệ thống khách sạn/resort được cung cấp cho khách nghỉ dưỡng dưới dạng thẻ tích điểm sẵn hoặc quy định số đêm nghỉ để đổi ra dùng khi có nhu cầu. Tuy nhiên thẻ của FLC Holiday lại áp dụng theo mô hình sở hữu kỳ nghỉ. Cụ thể, khách hàng mua dịch vụ này sẽ sở hữu 8 ngày 7 đêm nghỉ dưỡng trong 1 năm tại các quần thể nghỉ dưỡng của FLC trên toàn quốc như Hạ Long, Sầm Sơn, Quy Nhơn…
Bên cạnh đó, FLC Holiday cũng đã gia nhập RCI – mạng lưới trao đổi kỳ nghỉ lớn nhất thế giới. Theo đó, chủ thẻ của đơn vị này cũng có thể trao đổi để đi nghỉ tại các resort/khách sạn khác trong và ngoài nước bao gồm hơn 4000 resort tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu. Trong đó theo thông tin đơn vị này chia sẻ, có gần 2.500 cơ sở tại châu Âu, hơn 2.800 cơ sở tại châu Mỹ, chưa kể các hệ thống khách sạn cao cấp khác ở châu Á, châu Úc, châu Phi và Trung Đông.
FLC Holiday có những dòng thẻ nào?
Các mức thẻ của bên này được chia ra dựa trên đặc trưng về phòng nghỉ của các khách sạn/resort mà đơn vị này sở hữu. Cụ thể, trong thời gian mới ra mắt, FLC Holiday cung cấp hai loại thẻ hội viên chính: thẻ FLC Privilege Membership Card cho khách hàng sử dụng condotel, thẻ FLC Elite Membership Card cho khách hàng sử dụng villa. Ngoài ra với sự lựa chọn về kì hạn sử dụng cũng khá đa dạng.
Giữa năm 2019, các hạng thẻ của FLC Holiday có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
Với sự thay đổi này, các khách hàng đã sở hữu thẻ thành viên cũ có quyền bảo lưu quyền lợi của mình theo thẻ cũ hoặc nâng cấp theo thẻ mới. Tuy nhiên sự thay đổi giữa 2 bộ sản phẩm không có quá nhiều sự khác biệt.
Theo chia sẻ trên trang tapchithue.com.vn, thẻ Jasmine Membership là dành cho khách hàng lựa chọn nghỉ dưỡng tại căn hộ khách sạn với thời hạn 5 năm, thẻ Camellia Membership cũng dành cho khách hàng nghỉ tại căn hộ khách sạn nhưng với thời hạn 10-20 năm, còn thẻ Peony Membership dòng sản phẩm cao cấp dành cho khách hàng lựa chọn nghỉ dưỡng tại villa có thời hạn 10-20 năm.
Như vậy về thời hạn là đã có sự xác định rõ ràng nhưng hạng phòng, trên thực tế lại tùy thuộc vào mỗi khu nghỉ dưỡng hoặc khách sạn mà chủ thẻ sẽ chọn để đi nghỉ vào mỗi lần nghỉ cụ thể.
So sánh với tiền bối trong lĩnh vực Sở hữu kỳ nghỉ thì như thế nào?
Mới chính thức gia nhập lĩnh vực này từ cuối năm 2017, có thể nói FLC vẫn còn non trẻ và gần như dựa vào tiếng tăm về các resort nghỉ dưỡng của mình để tiếp cận đến nhóm khách hàng. Mục tiêu nhắm đến có lẽ là để duy trì sự trung thành và gây dựng cảm giác quen thuộc, gần gũi của các lựa chọn FLC trong tâm trí đối tượng khách hàng mục tiêu.
So với FLC thì sản phẩm Sở hữu kỳ nghỉ của công ty Vịnh Thiên Đường có tuổi đời lâu hơn, được tập trung phát triển và là sản phẩm mũi nhọn – duy nhất của đơn vị này. Gần như có thể nói là các công ty đi sau đều nhận thấy sức hấp dẫn, tính ưu việt và lợi ích mà mô hình này đem lại cho cả bản thân đơn vị phân phối và các khách hàng.
Có lẽ vì còn quá mới nên không có nhiều, hoặc không có review/đánh giá chi tiết nào của chính các khách hàng là chủ thẻ FLC Holiday này cả. Tuy nhiên có một phàn nàn chung từ khá nhiều khách chia sẻ từng thử đặt phòng là không đặt được do hết phòng. Điểm này có thể là do kỳ nghỉ của FLC Holiday không cố định như Sở hữu kỳ nghỉ ALMA (của công ty Vịnh Thiên Đường) mà chỉ cần báo đặt trước 14 ngày.
Theo đa phần thói quen của người Việt thì sẽ đi nghỉ vào dịp lễ dài ngày như 30/4-1/5 hoặc 2/9 nghỉ liền cuối tuần hoặc mùa hè – mùa du lịch biển cũng là mùa trẻ con nghỉ. Vì vậy việc tuần nghỉ linh hoạt như này lại thúc đẩy các khách ỉ lại, cho rằng chắc chắn mình có phòng mà cuối cùng dẫn đến hệ quả là resort full phòng hay quá tải. Bên cạnh đó, có chia sẻ là FLC Holiday gói ít tiền không được áp dụng cho đi nghỉ vào 4 tháng hè – khá thiệt thòi nếu bạn mua mà không tìm hiểu kĩ.
Ngược lại, công ty Vịnh Thiên Đường cung cấp tuần nghỉ cố định cho khách, tức là nếu khách mua tuần 12 của năm chẳng hạn thì cứ đến tuần 12 mỗi năm, khách bắt buộc phải đi nghỉ. Tất nhiên là có thể đổi tuần, nhưng có thể mất phí (hiện thì đang free phí đổi lần 1) hoặc nếu tuần đó không còn quỹ phòng thì cũng không thể đổi được. Điều này nghe thì có vẻ như khách bị động – resort chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho kỳ nghỉ. Tuy nhiên nhìn trên thực tế đang xảy ra với FLC Holiday hay Crystal Holiday thì tuần nghỉ linh hoạt lại dễ khiến cho khách bị mất quyền lợi nhiều hơn.
Đó là chưa kể đến sở hữu 1 tuần nghỉ linh hoạt thì nhiều người sẽ cảm thấy là à chưa dùng thì nó sẽ mãi ở đó, rảnh thì đi, vướng việc, vướng học này kia thì delay 1 chút là được. Nhưng có khi delay hoài đến hết hạn cũng chưa có cơ hội mà dùng. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ và đừng để bị lôi kéo bởi những “lợi ích” tưởng chừng như có lợi cho khách hàng này.
Nguyễn Thị Thúy Liễu says
Hiện muốn liên lạc để hỗ trợ nhưng kg ai tư vấn
Thích Sự Thật says
Nguyễn Thị Thúy Liễu, là sao ạ bạn? Bạn muốn liên hệ FLC nhưng không tìm được contact của họ hay như thế nào?
Thảo says
Hiện muốn liên hệ hổ trợ tư vấn