More...
Du lịch Việt Nam và đặc thù mùa vụ
Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch: Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.
- Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm. Sự đa dạng về khí hậu: Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc – Nam. Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉ biển cả năm. Đồng thời là sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch
- Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và mục đích rất khác nhau. Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng và (đi tham quan) lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh thăm dò thị trường), ký kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan tìm hiểu (động cơ xã hội), khách đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế nhiều.
- Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác nhau.Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch.Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (và tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế) tập trung chính vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết khách Việt Kiều (chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu thường đến dịp này. Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kì nghỉ hè, vì thời gian nghỉ hè họ thường cùng với những người thân của họ đi nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình của khách du lịch quốc tế trên thế giới.Ví dụ khách du lịch Pháp thường tránh đến Việt Nam vào tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió mùa, bão của những tháng đó.
Giải pháp tới từ cách đóng gói sản phẩm du lịch
Thuận theo đặc thù về mùa vụ, các công ty du lịch liên tục phát triển các sản phẩm du lịch nhằm tập trung khai thác tối đa hiệu quả tại các thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vẫn có “mùa thấp điểm” tại mỗi vùng mỗi thời gian. Các khu nghỉ dưỡng sẽ có lúc đạt công suất phòng lên tới 100% nhưng cũng có lúc chỉ 20%, thậm chí là không đủ chi phí để vận hành. Điều này dẫn tới những bị động cho ngành du lịch và bất lợi cho người tiêu dùng.
Muà cao điểm, mọi thứ đều cao điểm. Vé máy bay giá cao, phòng ốc hoạt động hết công suất vẫn không đủ phục vụ lượng khách ùn về, nhân sự ngành dịch vụ tuyển mới chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, thực phẩm hay chi phí nguyên liệu đều tăng cao… tất cả dồn lên ngành du lịch áp lực đều đặn mỗi năm. Ngược lại với áp lực này, mùa thấp điểm mang đến vẻ u ám cho toàn ngành. Lúc này, áp lực về chi phí vận hành lại là bài toán tồn tại và sống sót. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để san sẻ được lượng khách dồn ứ mùa cao điểm sang mùa thấp điểm, làm thế nào để kéo dãn nhu cầu đầu tư về nhân sự và cơ sở vật chất, và làm sao để người tiêu dùng được hưởng dịch vụ tốt quanh năm nhưng không phải chịu tăng chi phí?
Cách đây nhiều năm, mô hình Sở hữu Kỳ nghỉ đã xuất hiện tại châu Âu. Ý tưởng về việc chia sẻ không gian nghỉ dưỡng bắt nguồn từ việc 4 gia đình tại Vương quốc Anh chung nhau sở hữu một căn nhà ở vùng ngoại ô. Mỗi gia đình có quyền sử dụng căn nhà trong một mùa, thời gian sử dụng được xoay chuyển luân phiên nên các gia đình đều được trải qua các mùa như nhau. Việc này đã giúp cho căn nhà nghỉ dưỡng chung này hoạt động tối đa công suất trong suốt các mùa trong năm. Không có mùa nào bị bỏ trống, không có gia đình nào phải mất kỳ nghỉ của mình trong suốt cuộc đời. Cách đóng gói sản phẩm này trở thành sản phẩm được yêu thích trong suốt những năm qua, và đang dần được công nhận về những điểm mạnh của nó với người tiêu dùng cũng như chủ đầu tư lĩnh vực nghỉ dưỡng.
Mở rộng câu chuyện này sang ngành nghỉ dưỡng lớn hơn, chúng ta thấy rõ việc dàn đều nhu cầu sử dụng “căn nhà nghỉ dưỡng” khiến cho không còn tồn tại mùa cao điểm với nhu cầu cao về nguồn lực phục vụ. Đồng thời, việc đảm bảo công suất phòng quanh năm khiến chủ đầu tư chủ động hoàn toàn trong việc tính toán yêu cầu đầu tư. Đối với người dùng, không còn câu chuyện mức phí cao do họ đã được biết trước về chi phí này trong nhiều năm, cũng không còn việc lo lắng hết phòng vì họ đã luôn có kỳ nghỉ ở đó. Bài toán vận hành khu nghỉ dưỡng nhờ đó trở nên dễ tính hơn rất nhiều.
Sẽ không còn mùa thấp điểm hay cao điểm đối với Sản phẩm Sở hữu kỳ nghỉ
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam đón nhận làn sóng của sản phẩm Sở hữu kỳ nghỉ với khá nhiều điểm mới lạ trong cách vận hành và sử dụng. Đặc biệt trong năm 2020, Khu nghỉ dưỡng ALMA vận hành theo mô hình này ở Cam Lâm đã trở thành điểm sáng của du lịch Khánh Hoà trong trạng thái bình thường mới.
Trải dài trong năm, trừ những giai đoạn phải giãn cách bắt buộc theo chỉ thị của nhà nước, tân binh này vẫn liên tục đón hàng ngàn lượt khách. Điểm đặc biệt, những khách hàng này đã lên kế hoạch từ trước cho kỳ nghỉ tại đây thông qua hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ. Đến hẹn là xách va li lên đường, họ chỉ cần bốc máy đặt phòng vào tuần nghỉ xác định, vậy là xong, mọi vấn đề khác hãy để gió biển và mây trời của Khánh Hoà lo.
Không chỉ ALMA Resort, khách hàng của mô hình này còn có thể trao đổi tuần nghỉ của mình với những khách hàng khác trên hệ thống RCI – hệ thống trao đổi kỳ nghỉ rất lớn trên thế giới. Trong danh sách này, có thể kể đến FLC, Wyndham… Chỉ cần Sở hữu Kỳ nghỉ tại một trong những khu nghỉ dưỡng đối tác của RCI, du khách sẽ có cơ hội được nghỉ dưỡng tại bất kỳ khu nghỉ dưỡng nào trong mạng lưới đồ sộ của RCI. Với mạng lưới hơn 4.300 khu nghỉ dưỡng sang trọng trên hơn 100 quốc gia, RCI cung cấp cho thành viên của mình quyền chọn địa điểm nghỉ dưỡng vô cùng đa dạng, phong phú. Tất cả những khu nghỉ dưỡng này đều được đánh giá bởi chính các thành viên, đó là cách để RCI luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức tốt nhất cho khách hàng của mình. Tại Việt Nam, số lượng điểm đến của thành viên RCI không hề ít, khách hàng có thể tham khảo tại website của RCI hoặc liên hệ với chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ. Gửi tuần nghỉ của mình lên RCI, khách hàng có toàn quyền đổi kỳ nghỉ trong vòng 02 năm, tuỳ ý chọn bất cứ điểm đến nào vào bất cứ thời điểm nào trong năm – chỉ cần khu nghỉ dưỡng đó còn phòng. Vậy là khái niệm về mùa thấp điểm hay nỗi lo mùa cao điểm sẽ không còn tồn tại trong trường hợp này.
Có thể thấy, ngành du lịch sẽ luôn đòi hỏi những sản phẩm mới có tính sáng tạo và đặc biệt là có tính linh hoạt. Sự linh hoạt và ứng biến này sẽ mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và chủ đầu tư – đây chính là mối quan hệ win-win cần có.
Trả lời